NGHỀ BÁC SĨ

Ngành y là ngành chuyên tổ chức việc phòng bệnh, chữa bệnh và bảo vệ sức khoẻ cho con người và các loại động vật. Y học là một môn khoa học chuyên nghiên cứu bệnh lý, cách phòng bệnh và chữa bệnh.

Các lĩnh vực nghề Y

Thế giới của ngành y vô cùng rộng lớn. Bạn có thể đóng góp sức mình ở nhiều lĩnh vực khác nhau, tuỳ vào sở thích và năng lực của bản thân.

Bác sĩ :

Bác sĩ giữ vai trò chủ lực trong khám chữa bệnh, giúp bệnh nhân ngăn ngừa bệnh từ sớm, chuẩn đoán bệnh, đưa ra các phương pháp điều trị. Bạn có thể trở thành: bác sĩ đa khoa, bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ ngoại khoa hoặc bác sĩ sản phụ khoa v.v...

Bác sĩ đa khoa

Làm việc trong các bệnh viện đa khoa, các trạm y tế tổng hợp, bác sĩ đa khoa có kiến thức rộng về các lĩnh vực của y học, đóng vai trò bác sĩ khám chung cho cơ thể của bệnh nhân.

Tuỳ vào tình trạng sức khoẻ của từng bệnh nhân mà bác sĩ đa khoa có những lời khuyên thích đáng, kê đơn thuốc, yêu cầu làm các xét nghiệm cụ thể hoặc chuyển bệnh nhân tới gặp bác sĩ chuyên khoa.

Bác sĩ chuyên khoa

Bác sĩ chuyên khoa có chuyên môn sâu về một bộ phận nào đó trong cơ thể con người như các chuyên khoa: răng - hàm - mặt, tai - mũi - họng, mắt, chấn thương chỉnh hình, da liễu, tim mạch, tiêu hóa, nội tiết v.v... Ngoài ra, bác sĩ chuyên khoa cũng có thể chuyên về một lứa tuổi nào đấy như nhi khoa lão khoa. Họ làm việc tại các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa.

Bác sĩ ngoại khoa

Công việc chủ yếu của bác sĩ ngoại khoa là tham gia phẫu thuật cơ thể bệnh nhân để cắt bỏ các ổ bệnh, chỉnh sửa, nối ghép các bộ phận bị thương tổn v.v… Công việc này đòi hỏi bạn phải là người có đôi bàn tay vàng, sức khoẻ tốt và một thần kinh thép với khả năng tập trung tuyệt vời. Bác sĩ ngoại khoa cũng thường chuyên về một lĩnh vực nào đấy, như bác sĩ ngoại khoa chuyên về phẫu thuật não, bác sĩ ngoại khoa chuyên về phẫu thuật tim v.v...

Bác sĩ sản phụ

Công việc của bác sĩ sản phụ khoa là khám định kỳ và không định kỳ cho các sản phụ, tiến hành các nghiệp vụ kỹ thuật như siêu âm, xét nghiệm v.v... để theo dõi sức khỏe và sự phát triển của thai nhi, sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường để có tư vấn hợp lý cho sản phụ v.v... Bác sĩ sản phụ khoa cũng là người tư vấn về chế độ dinh dưỡng và hoạt động hợp lý, phù hợp với đặc điểm cơ thể, sức khỏe, tinh thần... của sản phụ và thai nhi.

Ngoài ra, bác sĩ sản phụ khoa tham gia vào các công việc về kế hoạch hoá gia đình, giúp các sản phụ sinh nở v.v...

Bác sĩ thú y

Là người làm công việc chẩn đoán và chữa trị bệnh bằng nhiều phương pháp khác nhau cho các loại động vật. Ngoài ra, họ cũng tiến hành nghiên cứu và phòng chống sự lan rộng của dịch bệnh trên động vật, bảo vệ đời sống của các loại động vật, tránh lây lan cho con người.

Bác sĩ thú y thường làm việc trong các vườn thú, rừng quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, trong các đơn vị quản lý về y tế, các đơn vị quản lý về môi trường v.v... Ngoài ra, họ cũng có thể mở phòng khám của riêng mình, chuyên nhận bệnh nhân là những con “vật cưng” của các gia đình. Hiện nay, ở Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện bệnh viện dành cho vật nuôi.

Một số công tác khác trong ngành y :

Công tác nghiên cứu: Những căn bệnh nan y, sự xuất hiện của những bệnh dịch mới, nhu cầu chăm sóc sức khoẻ với chất lượng ngày càng cao của con người, tất cả đang chờ đợi những người làm công tác nghiên cứu tiếp tục nỗ lực để tìm ra những phương thuốc mới, cách phòng và chữa bệnh mới. Nhà nghiên cứu công tác tại: các viện nghiên cứu của ngành, các cơ sở đào tạo ngành y, các bệnh viện, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ.

Công tác đào tạo: giữ vai trò đào tạo nguồn nhân lực cho ngành, nhà sư phạm trong ngành y đòi hỏi phải có kiến thức chuyên sâu cả về lý thuyết lẫn thực hành.

Công tác quản lý nhà nước về y tế: Các nhà quản lý, các chuyên viên làm việc tại Bộ y tế hay các Sở y tế của các tỉnh thành trong cả nước

 

Một số địa chỉ đào tạo

Đòi hỏi về tính chuyên môn cao nên thời gian học ngành y kéo dài tới 6 năm để có bằng bác sĩ (bác sĩ đa khoa hoặc chuyên khoa). Bạn có thể theo học tạiTrường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Răng Hàm Mặt, Học viện Quân y, Trường Đại học Y tế cộng đồng, Trường Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Y Huế, Trường Đại học Y Thái Nguyên, Trường Đại học Y Thái Bình v.v...

Trở thành cử nhân y tế cộng đồng đòi hỏi 4 năm đào tạo tại: các trường đại học y trong cả nước, Trường Đại học Y tế Công cộng.

Trường Cao Đẳng y tế Nam Định đào tạo cử nhân điều dưỡng - những y tá trưởng trong tương lai.

Bạn cũng có thể học tại các trường trung cấp y tại các địa phương trong cả nước với thời gian 3 năm để trở thành điều dưỡng viên, y tá trong các bệnh viện, phòng khám, trạm y tế cơ sở v.v...

Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp

Những người làm việc trong ngành y dành phần lớn thời gian của mình tại bệnh viện, phòng khám, phòng nghiên cứu v.v... Công việc thường rất vất vả và đòi hỏi sự bền bỉ, chính xác cao độ, thường xuyên phải trực đêm, trực vào ngày nghỉ hoặc các kỳ nghỉ. Hơn thế, người làm trong ngành y thường xuyên phải tiếp xúc với bệnh tật, vi khuẩn, máu, thậm chí với cả tử thi v.v...

Ngày nay, những thành tựu của khoa học, công nghệ đang thúc đẩy sự phát triển thần kì của y học. Số lượng bác sĩ của nước ta đang còn thiếu nhiều. Ngoài các bệnh viện Trung ương, Bộ, ngành và các cấp địa phương, hiện nay ngày càng nhiều bệnh viện, phòng khám tư nhân được xây dựng, đòi hỏi bổ sung đội ngũ nhân lực.

NGHỀ Y TÁ, HỘ LÝ

Ngành y là ngành chuyên tổ chức việc phòng bệnh, chữa bệnh và bảo vệ sức khoẻ cho con người và các loại động vật. Y học là một môn khoa học chuyên nghiên cứu bệnh lý, cách phòng bệnh và chữa bệnh.

Một số nghề nghiệp trong ngành y :

Y tá

Có nhiệm vụ chăm sóc bệnh nhân, thực hiện những y lệnh của bác sĩ đưa ra như: tiêm, truyền, cho bệnh nhân uống thuốc. Y tá thường xuyên theo dõi tình hình của bệnh nhân và báo cho bác sĩ các trường hợp khẩn cấp, xuất hiện biến chứng v.v...

Hộ lý

Bằng những biện pháp nghiệp vụ, người hộ lý dọn dẹp vệ sinh nói chung trong bệnh viện. Ngoài ra, hộ lý cũng có những hỗ trợ khi cần thiết cho các bác sĩ, y tá, bệnh nhân. Thông thường, cả y tá và hộ lý đều theo dõi tình hình sức khoẻ của bệnh nhân để báo cáo kịp thời cho bác sĩ. Hộ lý cũng được đào tạo các kiến thức cơ bản về y học.

Một số công tác khác trong ngành y:

Công tác nghiên cứu: Những căn bệnh nan y, sự xuất hiện của những bệnh dịch mới, nhu cầu chăm sóc sức khoẻ với chất lượng ngày càng cao của con người, tất cả đang chờ đợi những người làm công tác nghiên cứu tiếp tục nỗ lực để tìm ra những phương thuốc mới, cách phòng và chữa bệnh mới. Nhà nghiên cứu công tác tại: các viện nghiên cứu của ngành, các cơ sở đào tạo ngành y, các bệnh viện, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ.

Công tác đào tạo: giữ vai trò đào tạo nguồn nhân lực cho ngành, nhà sư phạm trong ngành y đòi hỏi phải có kiến thức chuyên sâu cả về lý thuyết lẫn thực hành.

Công tác quản lý nhà nước về y tế: Các nhà quản lý, các chuyên viên làm việc tại Bộ y tế hay các Sở y tế của các tỉnh thành trong cả nước.

Một số địa chỉ đào tạo :

Đòi hỏi về tính chuyên môn cao nên thời gian học ngành y kéo dài tới 6 năm để có bằng bác sĩ (bác sĩ đa khoa hoặc chuyên khoa). Bạn có thể theo học tại: Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Răng Hàm Mặt, Học viện Quân y, Trường Đại học Y tế cộng đồng, Trường Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Y Huế, Trường Đại học Y Thái Nguyên, Trường Đại học Y Thái Bình v.v...

Trở thành cử nhân y tế cộng đồng đòi hỏi 4 năm đào tạo tại: các trường đại học y trong cả nước, Trường Đại học Y tế Công cộng.

Trường Cao Đẳng y tế Nam Định đào tạo cử nhân điều dưỡng - những y tá trưởng trong tương lai.

Bạn cũng có thể học tại các trường trung cấp y tại các địa phương trong cả nước với thời gian 3 năm để trở thành điều dưỡng viên, y tá trong các bệnh viện, phòng khám, trạm y tế cơ sở v.v...

Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp

Những người làm việc trong ngành y dành phần lớn thời gian của mình tại bệnh viện, phòng khám, phòng nghiên cứu v.v... Công việc thường rất vất vả và đòi hỏi sự bền bỉ, chính xác cao độ, thường xuyên phải trực đêm, trực vào ngày nghỉ hoặc các kỳ nghỉ. Hơn thế, người làm trong ngành y thường xuyên phải tiếp xúc với bệnh tật, vi khuẩn, máu, thậm chí với cả tử thi v.v...

Ngày nay, những thành tựu của khoa học, công nghệ đang thúc đẩy sự phát triển thần kì của y học. Số lượng bác sĩ của nước ta đang còn thiếu nhiều. Ngoài các bệnh viện Trung ương, Bộ, ngành và các cấp địa phương, hiện nay ngày càng nhiều bệnh viện, phòng khám tư nhân được xây dựng, đòi hỏi bổ sung đội ngũ nhân lực.

NGHỀ DƯỢC

Hiểu một cách đơn giản, nghề dược là nghề liên quan đến dược phẩm (thuốc), gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như nghiên cứu, sản xuất, lưu thông phân phối, đảm bảo chất lượng, quản lý dược, hướng dẫn sử dụng thuốc cho mọi người. Dược học dựa trên nhiều ngành khoa học khác nhau, nhưng chủ yếu và cơ bản nhất là hoá học và sinh học.

Một số nghề nghiệp trong nghành dược :

Công nhân dược

Làm việc tại các quy trình sản xuất ra các loại dược phẩm trong nhà máy, xí nghiệp dược phẩm. Đây là lao động kỹ thuật hoặc giản đơn trong dây chuyền sản xuất, cung ứng vật tư. Công nhân dược thường được tổ chức đào tạo tại xí nghiệp theo yêu cầu riêng của các đơn vị sản xuất.

Dược tá

Sau khi tốt nghiệp lớp học dược tá do Sở y tế địa phương mở, bạn sẽ được cấp bằng dược tá. Lúc này, bạn có thể làm việc trong các xí nghiệp như công nhân, bán thuốc ở quầy thuốc, giúp việc cho các dược sĩ, cấp thuốc ở khoa dược trong bệnh viện.

Dược sĩ trung cấp

Tốt nghiệp các trường trung học dược, dược sĩ trung học được phép tham gia tất cả các lĩnh vực khác nhau của ngành dược với vai trò trợ lý của dược sĩ Đại học.

Ở một số địa phương thiếu nguồn nhân lực về ngành dược thì dược sĩ trung học được uỷ nhiệm vai trò của dược sĩ Đại học làm những công việc như chủ nhiệm quầy thuốc huyện, phụ trách khoa dược của trung tâm y tế huyện.

Dược sĩ đại học

Được đào tạo về ngành dược tại các trường Đại học chính quy, dược sĩ Đại học có kiến thức đầy đủ về dược học như: chuyển hoá thuốc trong cơ thể, những phản ứng bất lợi của thuốc, tương tác qua lại giữa các loại thuốc, công thức phối hợp thuốc để tạo hiệu quả chữa bệnh tối ưu và an toàn nhất cho người dùng...

Họ có thể tham gia vào tất cả các lĩnh vực của ngành dược như: quản lý nhà nước về ngành dược, nghiên cứu dược phẩm, sản xuất, lưu thông phân phối thuốc, giảng dạy tại các trường Đại học, trung học y dược v.v… Bởi vậy, địa chỉ làm việc của những dược sĩ Đại học rất rộng với nhiều công tác chuyên môn khác nhau trong phòng nghiên cứu của các nhà máy, xí nghiệp dược phẩm, các bệnh viện, trường Đại học, cao đẳng v.v...

Một số địa chỉ đào tạo

Để trở thành dược sĩ trình độ Đại học, bạn có thể theo học ngành dược tại Trường Đại học Dược Hà Nội, Trường Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh, Học viện quân y, Trường Đại học Y Huế, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ...

Tuy nhiên, nếu điều kiện chưa cho phép, bạn cũng hoàn toàn có thể bắt đầu với công việc của dược sĩ trung học. Sau đó, qua thời gian và sự nỗ lực phấn đấu của bản thân, bạn có thể học cao lên và trở thành dược sĩ Đại học.

Muốn biết thông tin về các khóa đào tạo dược tá ở địa phương, bạn có thể hỏi tại phòng Nghiệp vụ dược tại Sở y tế của địa phương mình để tìm hiểu những thông tin cần thiết.

Điều kiện làm việc và phẩm chất cần thiết

Đa phần các công việc trong ngành dược khá nhẹ nhàng, dành nhiều thời gian trong phòng thí nghiệm hoặc quầy thuốc, ít phải đi lại, khá phù hợp với phái nữ. Tuy nhiên, cũng như trong ngành y, công việc trong ngành dược đòi hỏi chính xác cao độ. Sự nhầm lẫn trong bất cứ giai đoạn nào đều rất nguy hiểm cho người sử dụng thuốc.Việc nghiên cứu, sản xuất thuốc đòi hỏi thời gian lâu dài.

Thế kỷ XXI, ngành dược phát triển rất mạnh. Tại Việt Nam, đây cũng là một nghề đầy triển vọng. Tới năm 2010, nước ta phấn đấu tặng gấp khoảng 2 lần dược sĩ so với hiện nay. Do số trường đào tạo nghề dược ở nước ta không nhiều nên bạn sẽ tránh được việc cạnh tranh quá gắt gao. Thu nhập trung bình của dược tương đối cao.

Nguồn: http://tuvanhuongnghiep.com.vn

 

CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO

Scroll
02033.871.310