Chương trình đào tạo Kỹ sư ngành Kỹ thuật Mỏ chuyên ngành khai thác mỏ hầm lò trình độ đại học nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản để phát triển toàn diện, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có sức khoẻ đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc; Có kiến thức, năng lực thực hành nghề nghiệp.
- Có kiến thức cơ bản về hoa học cơ bản, khoa học tự nhiên và cơ sở chuyên ngành nhằm đáp ứng được việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
- Có kiến thức về quan trị doanh nghiệp để điều hành sản xuất trong doanh nghiệp mỏ.
- Có kiến thức chuyên sâu trong ngành kỹ thuật khai thác hầm lò.
- Vận dụng kiến thức cơ bản của công nghệ khai thác lộ thiên trong khai thác các mỏ nhỏ và các lộ vỉa.
- Có đủ kiến thức đáp ứng nhu cầu học tập bằng 2 trong cùng khối ngành.
Đào tạo Kỹ sư Công nghệ khai thác mỏ - ngành Kỹ thuật Mỏ trình độ đại học có kiến thức cơ bản để phát triển toàn diện, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có sức khoẻ đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc; Có kiến thức, năng lực thực hành nghề nghiệp;
- Vận dụng kiến thức địa chất mỏ, các tính chất cơ học và lý học của đá nhằm lập các giải pháp công nghệ phù hợp;
- Liên kết các kiến thức cơ-điện mỏ phục vụ việc lựa chọn, tổ chức, thực hiện các quá trình sản xuất;
- Kết nối các quá trình sản xuất: làm tơi đất đá, xúc bốc, vận tải, thải đá nhằm khai thác khoáng sản rắn khác nhau, phù hợp với điều kiện tự nhiên của khoáng sàng;
- Phân tích quy trình công nghệ để lựa chọn phương án khai thác hợp lý, đảm bảo tận thu khoáng sản; kỹ thuật-kinh tế; an toàn; bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam.
Chương trình đào tạo chuyên ngành Công nghệ cơ điện trình độ đại học nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản để phát triển toàn diện; có phẩm chất chính trị, đạo đức; có sức khỏe đáp ứng yêu cầu bảo vệ tổ quốc và có kiến thức, năng lực thực hành nghề nghiệp. Cụ thể là:
Có trình độ, năng lực và kỹ năng thích ứng với các thay đổi nhanh chóng của công nghệ và yêu cầu học tập suốt đời. Có thể đảm nhận vị trí người chuyên trách trong lĩnh vực cơ điện như: thiết kế, triển khai xây dựng, điều hành, bảo trì,... trong ngành công nghiệp mỏ và trong các lĩnh vực công nghiệp khác. Có khả năng giao tiếp và làm việc có hiệu quả theo nhóm.
Sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm các công việc tại các phân xưởng cơ điện, phòng cơ điện, trạm biến áp, các khai trường khai thác hầm lò và lộ thiên hoặc cơ sở sản xuất chế tạo, vận hành, sửa chữa các thiết bị cơ điện của Công ty xí nghiệp khác.
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo bậc Đại học chuyên ngành Cơ điện tuyển khoáng người kỹ sư công nghệ có đủ phẩm chất chính trị, yêu nghề, có kiến thức tốt về chuyên ngành Cơ điện tuyển khoáng để đảm nhận các công việc liên quan đến lĩnh vực Cơ điện tuyển khoáng như: xây dựng quy trình vận hành công nghệ xưởng tuyển, lắp đặt, quản lý, vận hành thiết bị, lập quy trình bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị trong nhà máy tuyển, giám định chất lượng sản phẩm tuyển, tư vấn về vấn đề khai thác, chế biến khoáng sản, có khả năng học tập nâng cao trình độ và nghiên cứu khoa học, tổ chức, quản lý và chỉ đạo sản xuất trong các doanh nghiệp.
Sau khi tốt nghiệp người kỹ sư Cơ điện tuyển khoáng đảm nhiệm các công việc tại các Nhà máy Tuyển khoáng; các công trường, phân xưởng, các cơ sở sản xuất, chế biến khoáng sản, các cơ sở kinh doanh thiết bị tuyển, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về Tuyển khoáng.
Chương trình đào tạo ngành kỹ thuật Trắc địa trình độ Cao đẳng nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản để phát triển toàn diện; có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức năng lực thực hành nghề nghiệp; có sức khoẻ đáp ứng yêu cầu bảo vệ, xây dựng tổ quốc và thực hiện nhiệm vụ nghề nghiệp, cụ thể là:
- Có trình độ, năng lực và kỹ năng thích ứng với các thay đổi nhanh chóng của công nghệ, thiết bị đo đạc và yêu cầu học tập suốt đời.
- Có năng lực giao tiếp, hoạt động độc lập, tổ chức và làm việc theo nhóm, biết xử lý tình huống và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn, thiết lập và trình bày các báo cáo chuyên môn và báo cáo khoa học
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận ở vị trí tổ trưởng thuộc đội khảo sát hoặc kỹ thuật viên tại phòng xử lý số liệu.. tại các đơn vị: Tư vấn thiết kế xây dựng, các đơn vị thi công thuộc các lĩnh vực khai thác mỏ xây dựng công trình dân dụng công nghiệp; công trình giao thông, thủy lợi, bến cảng, công trình ngầm và các công trình xây dựng khác; làm giảng viên tại các trường Cao đẳng và Trung học có các chuyên ngành liên quan;các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường .
Đào tạo ra các kỹ thuật viên chuyên ngành Địa chất công trình – Địa chất thủy văn có năng lực :Vận dụng được các kiến thức về giáo dục đại cương, ngành và chuyên ngành vào việc xác định tính chất cơ lý của đất đá, xác định khoáng vật và đá , thành lập các bản vẽ , thực hiện phương án khảo sát địa chất công trình và điều tra địa chất thủy văn, xác định các thông số cơ bản của nước dưới đất, dự đoán các hiện tượng địa chất công trình và xử lý các hiện tượng biến dạng công trình, thực hiện phương án khảo sát và cung cấp nước ngầm.
Có năng lực giao tiếp, hoạt động độc lập, tổ chức và làm việc theo nhóm,lực xử lý tình huống và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn, thiết lập và trình bày các báo cáo chuyên môn và báo có khoa học.
Chương trình đào tạo cao đẳng Máy và Thiết bị mỏ đào tạo các kỹ thuật viên có kiến thức tốt về máy và thiết bị mỏ, tổ chức lắp đặt, quản lý và vận hành hệ thống dây chuyền sản xuất trong nhà máy và xí nghiệp khai thác mỏ, lập quy trình công nghệ, sửa chữa gia công chi tiết máy và thiết bị mỏ thông dụng; Có khả năng phối hợp nghiên cứu khoa học, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất; Sử dụng thành thạo phần mềm Autocad 2D để thiết lập bản vẽ cơ khí; Trình độ tiếng Anh đạt B hoặc tương đương.
Người tốt nghiệp có thể làm việc tại các đơn vị cơ khí mỏ; các cơ sở sản xuất cơ khí; các Công ty khai thác và chế biến khoáng sản, Công ty kinh doanh thiết bị máy mỏ,... với các chức danh kỹ thuật viên, cán bộ phòng ban, phân xưởng, công nhân, làm tổ trưởng, trưởng phòng, quản đốc phân xưởng; Có thể tham gia giảng dạy tại các cơ sở dạy nghề sau khi được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Nguồn: Sổ tay sinh viên Đại học Công nghiệp Quảng Ninh